×

THỦ TỤC NHẬP KHẨU BỘT MÌ

1. Tổng quan về sản phẩm bột mì 
Bột mì là một thực phẩm khá quen thuộc đối với chúng ta trong cuộc sống hiện hành. Bột mì được chế biến từ hạt lúa mì hoặc các loại ngũ cốc bằng việc xay nghiền, nó thường mịn và có màu trắng (được làm từ lúa mì trắng) hoặc màu ngà ngà đen (được làm từ lúa mì đen). Bột mì được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày với các sản phẩm thơm ngon, bổ dưỡng. Bột mì với tính tiện lợi của nó đã và đang rất được ưa chuộng ở thị trường trong nước. 
Mã HS của bột mì trong xuất khẩu là gì?
Khi tiến hành thủ tục nhập khẩu bột mì, điều cơ bản đầu tiên mà mỗi cá nhân, doanh nghiệp phải xác định được đó là sản phẩm nhập khẩu của mình có mã HS là gì? 
Theo biểu thuế xuất nhập khẩu 2020, bột mì được phân vào nhóm 1101: Bột mì hoặc bột Meslin, và chỉ gồm 2 phân nhóm là:
Bột mì tăng cường vi chất dinh dưỡng (1101.0011) hoặc các loại còn lại (1101.0019).

 

2. Khi nhập khẩu cần giấy phép gì?
Trên cơ sở Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 02/02/2018 thay thế Nghị định 38/2012/NĐ-CP thì bột mì là thực phẩm nằm trong danh mục tự công bố sản phẩm. Bởi vậy, các doanh nghiệp trước khi tiến hành nhập khẩu cần làm thủ tục tự công bố chất lượng bột mì. Ngoài ra, với mặt hàng bột mì thì nhà nhập khẩu cần thực hiện đăng ký kiểm dịch và kiểm tra vệ sinh ATTP. Khi đó sản phẩm mới được nhập khẩu và lưu hành trên thị trường. 

 

3. Thủ tục công bố 
a. Hồ sơ tự công bố: 
- Bản tự công bố thực phẩm theo mẫu số 1 của nghị định 15/2018/NĐ-CP.
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm thực phẩm có thời hạn trên 12 tháng, được công nhận phù hợp với ISO 17025.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Mẫu sản phẩm; mẫu nhãn mác sản phẩm; hình ảnh sản phẩm.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ tự công bố là Bộ Công Thương. Kết quả sẽ có sau khi nộp hồ sơ là khoảng 1 tuần hoặc hơn.
Làm xong hồ sơ tự công bố trước khi hàng về. Đây là một lưu ý rất quan trọng, bởi có thể bạn sẽ có kết quả tự công bố chậm trễ, có thể do chứng từ sai, thiếu hoặc một lý do khác,… Và bạn cũng đừng quên nhập mẫu về trước để làm giám định, vì phải làm giám định xong mới có kết quả kiểm nghiệm sản phẩm để đủ hồ sơ đăng ký tự công bố sản phẩm lưu hành.

b. Quy trình công bố sản phẩm
Theo nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm. Sản phẩm phải được công bố lên 1 trong các phương tiện sau:
- Phương tiện thông tin đại chúng
- Trang thông tin điện tử của mình
- Niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm

Trong trường hợp chưa có Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân phải đáp ứng đủ 02 điều kiện sau:
- Nộp 01 bản cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định để lưu trữ hồ sơ ( nộp trực tiếp hoặc gửi bưu điện) 
- Đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận
Trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn.
Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó
Lưu ý: Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó

 

 

4. Hồ sơ kiểm dịch thực vật
Trên cơ sở Thông tư 24/2017/TT-BNNPTNT ban hành bảng mã HS các loại hàng hóa chịu sự quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thì các loại hàng hóa liên quan đến bột mì phải thực hiện kiểm dịch thực vật khi hàng về đến cảng hoặc kho
- Đơn đăng ký theo mẫu
- Giấy phép kiểm dịch 1 bản gốc ( 1 bản sao)
- Phyto : 1 bản gốc ( rất quan trọng nhé)
- Bill, Contract, INV + Packing
- Công văn cam kết chứng thư kiểm dịch thực vật
- List hàng
- Cấp số đăng ký để lên tờ khai
- Thời gian nhận kết quả là trong vòng 24h kể từ khi làm nộp hồ sơ kiểm dịch.

 

Hình: Lấy mẫu bột mì kiểm tra chuyên ngành

 

5. Hồ sơ kiểm tra an toàn thực phẩm:
Với các mặt hàng có nguồn từ động thực vật thì ngoài các thủ tục trên thì phải làm thêm kiểm dịch thực vật song song với kiểm tra ATTP
- Invoice, Packing list
- Bản tự công bố ( công bố phải làm trước rồi mới làm ATTP)
- Kết quả kiểm nghiệm ATTP
- Một số giấy tờ khác ( nếu có)
- Nếu đạt sẽ có chứng nhận ATTP, không thì hàng sẽ phải trả lại


6.  Thủ tục hải quan:
Hải quan là bước cuối cùng khi thực hiện thủ tục nhập khẩu bột mì. Khi đã làm xong những việc ở trên, bạn đã có một bộ hồ sơ hải quan đầy đủ. Bộ chứng từ gồm:
• Commercial invoice - Hóa đơn thương mại
• Packing list - Phiếu đóng gói hàng hóa 
• Sales contract - Hợp đồng mua bán 
• Tờ Khai hải quan
• Bill of lading -  Vận Đơn
• Certificate of Origin - Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. (Nếu có) 
• Chứng nhận kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm 
• Chứng nhận kiểm dịch thực vật 

Khách hàng tiêu biểu

KH2
KH3
KH4
KH5
KH6
KH7
KH8