×

Hướng dẫn mở tờ khai xuất khẩu tại chỗ mới nhất và chi tiết nhất

Hiện nay, hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ khá sôi động, được nhiều doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn bên cạnh xuất nhập khẩu truyền thống. Để quá trình kinh doanh được thuận lợi, việc nắm rõ các hướng dẫn mở tờ khai xuất khẩu tại chỗ rất quan trọng. 

I. Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì?

Xuất khẩu tại chỗ là gì? Xuất khẩu tại chỗ là hình thức doanh nghiệp tại Việt Nam bán hàng cho đối tác là doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, hàng hóa được giao trực tiếp tại Việt Nam theo sự chỉ định của thương nhân nước ngoài, không đưa hàng ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. 

huong-dan-mo-to-khai-xuat-khau-tai-cho

Lưu ý: Theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, các doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ không chỉ có doanh nghiệp trong nước, mà còn bao gồm cả những doanh nghiệp Việt có vốn đầu tư nước ngoài. Hoạt động này cũng có thể là mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, hoặc mua bán quốc tế. 

Xuất khẩu tại chỗ có 3 đặc trưng cơ bản:

  • Đối tác: Là thương nhân nước ngoài.
  • Địa điểm giao hàng: Tại Việt Nam theo thỏa thuận cụ thể của hai bên.
  • Thông tin người nhận hàng: Do người mua hàng nước ngoài cung cấp.

Nhập khẩu tại chỗ là gì? Nhập khẩu tại chỗ là việc doanh nghiệp nhận hàng hóa từ bên xuất khẩu ngay tại Việt Nam, theo sự chỉ định của thương nhân nước ngoài.

huong-dan-mo-to-khai-xuat-khau-tai-cho

Lưu ý: Bên nhập khẩu bắt buộc phải kí hợp đồng mua bán, giao thương với thương nhân nước ngoài. Nội dung hợp đồng cần nêu đầy đủ các thông tin như địa điểm giao nhận hàng, tên người giao hàng ở Việt Nam,...

Tóm lại, có thể hiểu đơn giản, xuất nhập khẩu tại chỗ là hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa đơn thuần và hoạt động này chỉ diễn ra tại lãnh thổ Việt Nam thay vì vận chuyển đi quốc gia khác.

II. Các mặt hàng hóa được mở tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ

Trong hướng dẫn mở tờ khai nhập khẩu tại chỗ thì trước hết doanh nghiệp cần xác định những mặt hàng nào được mở tờ khai. Theo Điều 86 – Thông tư số 38/2015/TT-BTC Bộ Tài chính đã quy định cụ thể về các mặt hàng được mở tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ, bao gồm: 

  • Sản phẩm gia công; Các loại máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; Vật tư, nguyên liệu dư thừa; Phế phẩm, phế liệu thuộc hợp đồng gia công sản phẩm quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP;

huong-dan-mo-to-khai-xuat-khau-tai-cho

  • Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp khu chế xuất, khu phi thuế quan; 
  • Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa và tổ chức, cá nhân nước ngoài không có mặt tại Việt Nam, được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa cho doanh nghiệp khác tại Việt Nam.

III. Điều kiện mở tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ 

Trước khi mở tờ khai theo hướng dẫn mở tờ khai nhập khẩu tại chỗ, doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện nào để được mở tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ. Sẽ có hai trường hợp:

  • Trường hợp mở tờ khai nhập khẩu tại chỗ điện tử 

Hộ kinh doanh cá thể không có chữ ký số điện tử và mã số thuế của doanh nghiệp thì không đủ điều kiện để mở tờ khai điện tử xuất nhập khẩu tại chỗ. 

Hàng hóa được mở tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ điện tử phải thuộc một trong số những loại đã được quy định tại Điều 86 – Thông tư số 38/2015/TT-BTC Bộ Tài chính.

huong-dan-mo-to-khai-xuat-khau-tai-cho

  • Trường hợp mở tờ khai nhập khẩu tại chỗ trên giấy

Theo khoản 2, điều 25, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, các loại hàng sau đây được khai trên tờ khai hải quan giấy:

  • Hàng xuất, nhập khẩu của cư dân biên giới;
  • Hàng xuất, nhập khẩu vượt định mức miễn thuế của người xuất/nhập cảnh;
  • Hàng dùng cho cứu trợ khẩn cấp, viện trợ nhân đạo;
  • Hàng làm để biếu, tặng, tài sản di chuyển của cá nhân;
  • Hàng hóa làm phương tiện chứa hàng hóa quay vòng theo phương thức tạm xuất - tái nhập, tạm nhập - tái xuất quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều 49 của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP; 
  • Hàng hóa tạm xuất - tái nhập, tạm nhập - tái xuất để phục vụ một việc nào đó trong thời hạn nhất định khi có khách xuất cảnh, nhập cảnh đi cùng; 
  • Trường hợp được mở tờ khai hải quan điện tử nhưng hệ thống điện tử hải quan để đăng nhập kê khai không thực hiện được. Trường hợp bị lỗi hệ thống khai báo điện tử thì cơ quan hải quan phải thông báo trên trang thông tin điện tử hải quan, chậm nhất 01 giờ kể từ thời điểm bị sự cố;
  • Hàng hóa khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính đã quy định.

IV. Hồ sơ Hải quan mở tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ

Trong hướng dẫn mở tờ khai xuất khẩu tại chỗ thì việc chuẩn bị hồ sơ hải quan hàng hóa rất quan trọng. Hồ sơ hải quan xuất nhập khẩu tại chỗ thực hiện theo quy định tại Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, sửa đổi bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC. 

huong-dan-mo-to-khai-xuat-khau-tai-cho

1. Hồ sơ Hải quan xuất khẩu tại chỗ

Hồ sơ Hải quan xuất khẩu tại chỗ bao gồm:

  • Tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ (loại điện tử) mẫu Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC. 

Nếu là tờ khai hải quan giấy thì khai theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC: 02 bản chính.

  • Hoá đơn thương mại (hoặc chứng từ tương đương) nếu người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp (ký phát cho thương nhân nước ngoài).
  • Giấy phép xuất khẩu (hoặc giấy tờ có giá trị tương đương cho phép xuất khẩu): 01 bản chính với xuất khẩu một lần, 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi với xuất khẩu nhiều lần. 
  • Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành (nếu có): 01 bản chính.
  • Chứng từ của tổ chức, cá nhân chứng minh đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật: 01 bản chụp khi làm lô hàng đầu tiên.
  • Hợp đồng ủy thác (nếu có): 01 bản chụp. 
  • Các chứng từ khác (trừ vận tải đơn B/L) theo quy định đối với hàng xuất khẩu. 

2. Hồ sơ Hải quan nhập khẩu tại chỗ

Hồ sơ Hải quan đối với nhập khẩu tại chỗ bao gồm:

  • Tờ khai hải quan điện tử theo mẫu 01 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC.

Nếu là tờ khai hải quan giấy thì theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC: 02 bản chính 

  • Hóa đơn thương mại (hoặc chứng từ tương đương): 01 bản chụp.
  • Giấy phép nhập khẩu nếu là hàng hóa phải có giấy phép này, Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan: 01 bản chính với nhập một lần, 01 bản chụp kèm Phiếu theo dõi trừ lùi với nhập nhiều lần;

huong-dan-mo-to-khai-xuat-khau-tai-cho

  • Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật (nếu có): 01 bản chính.
  • Chứng từ của tổ chức, cá nhân chứng minh đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật: 01 bản chụp với lô hàng đầu tiên;
  • Tờ khai trị giá theo mẫu quy định tại Thông tư 39/2015/TT-BTC, gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử, hoặc nộp trực tiếp cho cơ quan hải quan 02 bản chính nếu trường hợp làm tờ khai hải quan giấy. 
  • Giấy tờ chứng nhận xuất xứ của hàng hóa; 
  • Hợp đồng ủy thác (nếu có): 01 bản chụp;
  • Các chứng từ khác (trừ vận tải đơn B/L) theo quy định đối với hàng nhập khẩu.

3. Quy trình thủ tục Hải quan khi mở tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ

Dù hoạt động xuất – nhập khẩu ở hình thức nào, các bên liên quan vẫn phải nghiêm chỉnh chấp hành quy định của pháp luật về các chính sách liên quan. 

huong-dan-mo-to-khai-xuat-khau-tai-cho

Với hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ thì hướng dẫn mở tờ khai xuất khẩu tại chỗ đã được nêu rõ trong các văn bản pháp luật sau: 

  • Nghị định 08/2015/NĐ-CP. (sửa đổi bổ sung ở nghị định 59/2018/NĐ-CP)
  • Thông tư 38/2015/TT-BTC: Tại khoản 2 và khoản 5 Điều 86 (được sửa đổi bởi Khoản 58 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC). 

Trong các văn bản đó đã quy định rõ trách nhiệm của người nhập khẩu, người xuất khẩu và cơ quan Hải quan khi thực hiện thủ tục Hải quan mở tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ, cụ thể như sau:

  • Trách nhiệm của bên xuất khẩu

Trách nhiệm của người xuất khẩu trong hướng dẫn mở tờ khai xuất khẩu tại chỗ quy định:

Bước 1: Hoàn thành các nội dung trong tờ khai hàng hóa xuất khẩu và khai vận chuyển kết hợp, chú ý chọn ô tiêu chí “Số quản lý nội bộ của doanh nghiệp” và ghi rõ mã địa điểm của Chi cục Hải quan làm thủ tục hải quan nhập khẩu tại ô “Điểm đích cho vận chuyển bảo thuế” theo hướng dẫn của Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC.

Bước 2: Thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng hóa tại chỗ theo quy định;

Bước 3: Giao hàng cho người nhập khẩu sau khi tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã được Hải quan thông quan.

Bước 4: Thông báo cho người nhập khẩu về việc đã hoàn thành thủ tục hải quan xuất khẩu để họ thực hiện thủ tục nhập khẩu.

Bước 5: Tiếp nhận thông tin từ người nhập khẩu tại chỗ, về việc tờ khai nhập khẩu tại chỗ đã được hoàn thành thủ tục hải quan để thực hiện các thủ tục tiếp theo.

  • Trách nhiệm của bên nhập khẩu

Trách nhiệm của người nhập khẩu trong hướng dẫn mở tờ khai xuất khẩu tại chỗ quy định:

Bước 1: Hoàn thành các thông tin trong tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo đúng thời hạn quy định, chú ý ghi rõ số tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại chỗ tại ô “Số quản lý nội bộ của doanh nghiệp” trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu, hoặc tại ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan giấy theo hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC.

huong-dan-mo-to-khai-xuat-khau-tai-cho

Bước 2: Thực hiện thủ tục hàng hóa nhập khẩu tại chỗ theo quy định.

Bước 3: Đưa hàng hóa vào sản xuất, tiêu thụ chỉ sau khi tờ khai hàng hóa nhập khẩu đã được thông quan.

  • Trách nhiệm của Hải quan làm thủ tục xuất khẩu 

Cơ quan Hải quan tiếp nhận thủ tục xuất khẩu tại chỗ của tổ chức, cá nhân có những trách nhiệm sau trong quy trình mở tờ khai:

Bước 1: Thực hiện thủ tục hải quan với hàng hóa xuất khẩu theo đúng quy định tại Chương II của Thông tư 38/2015/TT-BTC.

Bước 2: Sau khi thông quan tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại chỗ, cần theo dõi thủ tục nhập khẩu tại chỗ đã thực hiện hay chưa. Nếu vẫn chưa thực hiện thì thông báo cho Chi cục Hải quan nơi dự kiến làm thủ tục nhập khẩu (theo nội dung người xuất khẩu đã ghi trong trong ô “Điểm đích cho vận chuyển bảo thuế” trên tờ khai) để quản lý, theo dõi, và đôn đốc người nhập khẩu tại chỗ thực hiện thủ tục hải quan.

  • Trách nhiệm của Hải quan làm thủ tục nhập khẩu

Cơ quan Hải quan tiếp nhận thủ tục nhập khẩu tại chỗ của tổ chức, cá nhân có những trách nhiệm sau trong hướng dẫn mở tờ khai xuất khẩu tại chỗ:

Bước 1: Xem cơ quan Hải quan làm thủ tục xuất khẩu đã thông quan tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại chỗ hay chưa, để thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu.

Bước 2: Tiếp nhận hàng hóa, kiểm tra theo kết quả phân luồng của Hệ thống. Nếu Chi cục Hải quan xuất khẩu đã kiểm tra thực tế hàng hóa thì Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu không cần kiểm tra thực tế hàng hoá.

huong-dan-mo-to-khai-xuat-khau-tai-cho

Bước 3: Đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài thì phải tổng hợp danh sách các tờ khai hàng hóa nhập khẩu tại chỗ đã được mình thông quan vào hàng tháng và gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức, cá nhân nhập khẩu tại chỗ, tổng hợp theo mẫu số 20/TKXNTC/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC.

4. Lưu ý đối với thủ tục Hải quan khi mở tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ

Bên cạnh hướng dẫn mở tờ khai xuất khẩu tại chỗ, các tổ chức, cá nhân cũng cần lưu ý những điều sau đây khi làm thủ tục hải quan mở tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ:

  • Tờ khai hải quan sau khi được đăng ký thì chỉ có có giá trị làm thủ tục hải quan trong vòng 15 ngày.
  • Việc khai báo hàng hóa để mở tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ phải đúng với quy định xuất nhập khẩu tại chỗ, quy định về thời gian trong hợp đồng mua bán đã ký và đúng trình tự pháp luật.
  • Nếu hàng hóa xuất, nhập khẩu tại chỗ có chỉ định của thương nhân nước ngoài, hàng tháng, đơn vị nhập khẩu tại chỗ phải tổng hợp và lập danh sách tờ khai đã được thông quan theo mẫu 20/TKXNTC/GSQL phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 38/2015/TT-BTC rồi gửi tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

huong-dan-mo-to-khai-xuat-khau-tai-cho

  • Với những trường hợp đặc biệt: Bên làm thủ tục hải quan là doanh nghiệp được ưu tiên, đối tác với doanh nghiệp ưu tiên, doanh nghiệp tuân thủ luật hải quan hoặc là đối tác với doanh nghiệp cũng tuân thủ luật hải quan thực hiện xuất nhập khẩu tại chỗ nhiều lần trong một thời gian nhất định (cùng một hợp đồng, cùng người mua và người bán) thì được phép giao hàng trước và làm thủ tục mở tờ khai hải quan sau, nhưng thời hạn khai báo hải quan không được quá 30 ngày kể từ thời điểm giao nhận hàng hóa.
  • Người khai hải quan được phép đăng ký mở tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ tại 01 Chi cục Hải quan thuận tiện nhất; 
  • Trường hợp tờ khai xuất, nhập khẩu cùng mở tại một cơ quan hải quan mà tờ khai xuất khẩu được phân luồng đỏ, đã kiểm tra hàng hóa thực tế và hoàn thành thủ tục khai báo thông quan thì tờ khai nhập khẩu có thể được miễn kiểm tra hàng hóa thực tế theo quy định.
  • Trường hợp quá hạn mở tờ khai nhập khẩu đối ứng thì phải chịu hình thức xử phạt vi phạm theo khoản 3 Điều 1 Nghị định số 45/2016/NĐ-CP.
  • Các chính sách về thuế, quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu phải thực hiện tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan. 

Trên đây là những chia sẻ chi tiết về hướng dẫn mở tờ khai xuất khẩu tại chỗ. INTERONE Logistics mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn. Nếu quý khách đang gặp khó khăn khi làm thủ tục hải quan xuất nhập khẩu tại chỗ, hãy liên hệ trực tiếp qua số hotline 024.7305.0668 hoặc email info@itolog.net để được hỗ trợ, giải đáp. 

Tags

Khách hàng tiêu biểu

KH2
KH3
KH4
KH5
KH6
KH7
KH8