Giấy phép nhập khẩu là gì? Hồ sơ & thủ tục giấy phép nhập khẩu 2022
Xin giấy phép nhập khẩu là điều kiện bắt buộc để một số mặt hàng thuộc diện phải có giấy phép được nhập khẩu từ nước ngoài vào lưu hành tại Việt Nam. Nếu bạn đang có ý định kinh doanh mặt hàng nước ngoài, cần tìm hiểu kỹ về loại giấy phép này, không chỉ là khái niệm mà còn bao gồm cả điều kiện, quy trình, và danh mục những mặt hàng cần phải có giấy phép theo quy định.
Giấy phép nhập khẩu là gì?
Giấy phép nhập khẩu là gì? Đó là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của một quốc gia cấp cho thương nhân, để cho phép một mặt hàng nhất định được đưa vào lãnh thổ của quốc gia đó. Việc cấp giấy phép sẽ yêu cầu những điều kiện khác nhau, tùy vào quy định pháp luật của mỗi nước và điều ước quốc tế.
Các loại giấy phép xuất nhập khẩu
Hiện nay, Việt Nam quy định có hai loại giấy phép xuất nhập khẩu:
Giấy phép nhập khẩu tự động
-
Là giấy phép do Bộ Công thương cấp cho thương nhân, bằng cách xác nhận đơn đăng ký nhập khẩu cho mỗi lô hàng. Trường hợp sản phẩm được nhập khẩu qua cửa khẩu đường bộ, từ các khu phi thuế quan vào Việt Nam thì được xác nhận đăng ký nhập khẩu theo thời gian.
- “Tự động” ở đây không phải là giấy tờ được làm tự động, mà có thể hiểu là chỉ cần nộp đơn đăng ký đầy đủ và đúng tiêu chuẩn của Bộ Công Thương, lô hàng sẽ được duyệt mà không cần đến những điều kiện khác.
Giấy phép nhập khẩu không tự động
- Là loại giấy phép áp dụng cho những loại hàng hóa không nằm trong danh mục được cấp giấy phép nhập khẩu tự động. Để được cấp giấy phép này, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện nhất định do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định, theo từng loại hàng nhập khẩu.
Điều kiện cấp giấy phép xuất nhập khẩu
Để được cấp giấy phép xuất nhập khẩu, bên xin giấy phép cần đảm bảo được những điều kiện sau:
Về hàng hóa
- Hàng hóa xuất nhập khẩu phải thuộc trường hợp cần xin cấp giấy phép nhập khẩu theo quy định của pháp luật, không thuộc danh mục hàng hóa bị cấm hoặc tạm ngừng xuất nhập khẩu nêu tại Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ.
Về chủ thể
- Chủ thể được xin giấy phép xuất nhập khẩu gồm các doanh nghiệp trong nước không có vốn đầu tư của các tổ chức, công ty nước ngoài. Trường hợp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc là công ty nước ngoài tại Việt Nam, nếu muốn xin cấp giấy phép, đều phải tuân thủ theo quy định về xuất nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam và theo lộ trình của Bộ Công Thương công bố.
Hồ sơ, quy trình cấp giấy phép nhập khẩu
Để xin được giấy phép nhập khẩu, doanh nghiệp, thương nhân cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và tuân thủ quy trình cấp giấy phép theo quy định.
1. Thành phần hồ sơ
Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 là văn bản quy định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu hàng hóa.
Hồ sơ đề nghị bao gồm:
-
Văn bản của thương nhân về đề nghị cấp giấy phép (01 bản chính);
-
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp hoặc đầu tư (01 bản sao, có con dấu của thương nhân);
-
Các giấy tờ, tài liệu liên quan theo quy định của pháp luật: Như hợp đồng nhập khẩu hoặc tương đương, hoá đơn thương mại, chứng từ thanh toán, vận tải đơn,...
2. Nơi nộp hồ sơ
Thông thường, mặt hàng cần xin giấy phép thuộc sự quản lý của Bộ nào thì Bộ đó sẽ chịu trách nhiệm nhận hồ sơ và cấp giấy phép nhập khẩu.
Ví dụ: Giấy phép nhập khẩu thuốc do Bộ Y tế cấp, Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp.
-
Một số cơ quan có thẩm quyền cấp phép giấy phép phải kể đến:
-
Bộ Công thương
-
Bộ Giao thông vận tải
-
Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn
-
Bộ Thông tin & Truyền thông
-
Bộ Y tế
-
Bộ Khoa học Công nghệ
-
Ngân hàng Nhà nước
Tùy vào mặt hàng thương nhân muốn nhập khẩu thuộc quản lý và cấp phép của Bộ hoặc cơ quan ngang Bộ nào thì nộp hồ sơ tại Bộ hoặc cơ quan ngang Bộ đó.
3. Hình thức nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ xin cấp giấy phép nhập khẩu, thương nhân tiến hành nộp 01 bộ đến Bộ, cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền cấp. Có ba hình thức để nộp hồ sơ:
-
Nộp trực tiếp;
-
Nộp qua đường bưu điện;
- Nộp trực tuyến trên mạng điện tử (chỉ áp dụng với trường hợp Bộ, cơ quan ngang Bộ có áp dụng hình thức nhận hồ sơ trực tuyến qua mạng).
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép nhập khẩu
4. Thời gian giải quyết
Thời gian thẩm duyệt hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu quy định như sau:
-
Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, không đúng quy định hoặc cần bổ sung tài liệu giải trình thì trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ được tiếp nhận, cơ quan Bộ hoặc ngang Bộ phải thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ.
-
Nếu hồ sơ đầy đủ và đúng theo quy định của pháp luật thì tối đa trong 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ hoặc cơ quan ngang Bộ phải cấp giấy phép và có văn bản trả lời cho thương nhân. Tuy nhiên, thời hạn 10 ngày này, không áp dụng với các trường hợp có quy định khác của pháp luật về thời hạn cấp giấy phép.
-
Nếu pháp luật có quy định nội dung Bộ, cơ quan ngang Bộ được cấp giấy phép phải trao đổi ý kiến với các cơ quan liên quan thì thời hạn xét duyệt hồ sơ được tính từ lúc nhận được ý kiến trả lời của cơ quan liên quan.
5. Lưu ý
Ngoài những nội dung trên, để việc xin giấy phép nhập khẩu thuận lợi, nhanh chóng thương nhân nhập khẩu hàng hóa cần lưu ý thêm những điều sau:
-
Hồ sơ xin cấp giấy phép phải thật chuẩn để tránh làm lại.
-
Khi nhận được giấy phép cần kiểm tra kỹ các thông tin có đúng hay không.
-
Nếu giấy phép có sai sót về thông tin, bị mất hoặc thất lạc thì có thể thực hiện thủ tục đề nghị sửa đổi, bổ sung, xin cấp lại. Hồ sơ để thực hiện thủ tục này dựa theo điểm đ, khoản 2, Điều 9 của Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018.
6. Mẫu giấy phép nhập khẩu
Mỗi loại hoàng hóa sẽ được cấp giấy phép nhập khẩu khác nhau theo mẫu quy định của Bộ, cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền cấp phép ban hành. Dưới đây là một số mẫu giấy phép nhập khẩu:
Giấy phép nhập khẩu thiết bị y tế
Giấy phép nhập khẩu hàng hóa thủy sản
Giấy phép nhập khẩu thiết bị in
Danh mục hàng hóa phải xin giấy phép nhập khẩu
Nếu mặt hàng thương nhân muốn nhập khẩu, thuộc danh mục hàng hóa phải xin cấp phép, thì cần chủ động thực hiện các thủ tục xin cấp giấy phép sớm. Dưới đây là danh mục hàng hóa phải xin giấy phép nhập khẩu:
I |
Hàng hóa nhập khẩu Bộ Công Thương quản lý |
Loại giấy phép |
1 |
Hàng hóa cần kiểm soát nhập khẩu theo quy định của Điều ước quốc tế do Bộ Công thương công bố cho từng thời kỳ. |
Giấy phép nhập khẩu. |
2 |
Hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động do Bộ Công thương công bố cho từng thời kỳ. |
Giấy phép nhập khẩu tự động |
3 |
Hàng hóa chịu hạn ngạch thuế quan: trứng gia cầm, muối, thuốc lá nguyên liệu, đường tinh luyện, đường thô. |
Giấy phép nhập khẩu. |
4 |
Tiền chất công nghiệp. |
Giấy phép nhập khẩu. |
5 |
Tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp. |
nêu rõ điều kiện và giấy phép nhập khẩu. |
II |
Hàng hóa nhập khẩu Bộ Giao thông Vận tải quản lý |
Loại giấy phép |
1 |
Pháo hiệu các loại dùng trong an toàn hàng hải. |
Giấy phép nhập khẩu. |
III |
Hàng hóa nhập khẩu Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn quản lý |
Loại giấy phép |
1 |
- Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) chưa có trong danh mục được sử dụng tại Việt Nam nhằm phục vụ xuất khẩu thuốc theo hợp đồng đã ký với nước khác, để khảo nghiệm đăng ký thuốc BVTV, để thử nghiệm và nghiên cứu, sử dụng cho dự án nước ngoài tại Việt Nam, phục vụ triển lãm và hội chợ, sử dụng trong trường hợp đặc biệt theo quyết định của Bộ trưởng. - Thuốc BVTV để xông hơi, khử trùng có chứa methyl bromide hoặc hoạt chất độc cấp tính loại I, II. - Thuốc BVTV cấm sử dụng tại Việt Nam được nhập khẩu để làm chất chuẩn. |
Giấy phép nhập khẩu |
2 |
Giống vật nuôi không được lưu hành tại Việt Nam; côn trùng chưa có ở Việt Nam; tinh, phôi giống vật nuôi nhập lần đầu vào Việt Nam. |
Giấy phép nhập khẩu/khảo nghiệm, nêu rõ điều kiện, thủ tục cấp.
|
3 |
Giống cây trồng, sinh vật sống thuộc lĩnh vực BVTV và các vật thể khác thuộc diện phải kiểm dịch thực vật. |
Giấy phép nhập khẩu, nêu rõ điều kiện, thủ tục cấp. |
4 |
Cây trồng không được lưu hành tại Việt Nam nhưng nhập khẩu để nghiên cứu, khảo nghiệm, phục vụ hợp tác quốc tế, làm mẫu triển lãm, làm quà tặng, thực hiện chương trình, dự án đầu tư. |
Giấy phép nhập khẩu/khảo nghiệm nêu rõ điều kiện,thủ tục cấp theo quy định của Pháp lệnh giống cây trồng, vật nuôi. |
5 |
Thức ăn và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản nằm ngoài danh mục được lưu hành tại Việt Nam. |
Giấy phép nhập khẩu/ khảo nghiệm, nêu rõ điều kiện và thủ tục cấp. |
6 |
Phân bón chưa được công nhận lưu hành tại Việt Nam trong các trường hợp được quy định. |
Giấy phép nhập khẩu. |
7 |
Gen cây trồng, vật nuôi, vi sinh để nghiên cứu, trao đổi khoa học, kỹ thuật. |
Giấy phép nhập khẩu, nêu rõ điều kiện và thủ tục cấp |
8 |
Sản phẩm hoàn chỉnh không có tên trong danh mục được lưu hành tại Việt Nam hoặc có trong danh mục nhập có điều kiện. |
Giấy phép nhập khẩu, nêu rõ điều kiện, số lượng và thủ tục cấp. |
9 |
Giống thủy sản không nằm trong danh mục được phép nhập khẩu và lần đầu tiên nhập vào Việt Nam. |
Giấy phép nhập khẩu nêu rõ điều kiện, số lượng và thủ tục cấp. |
IV |
Hàng hóa nhập khẩu Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý |
Loại giấy phép |
1 |
Tem và ấn phẩm tem bưu chính, mặt hàng tem bưu chính. |
Giấy phép nhập khẩu. |
2 |
Sản phẩm an toàn thông tin mạng: Sản phẩm kiểm tra, đánh giá, giám sát an toàn thông tin mạng, chống tấn công, xâm nhập. |
Giấy phép nhập khẩu. |
V |
Hàng hóa nhập khẩu Bộ Y tế quản lý |
Loại giấy phép |
1 |
Thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần kiểm soát đặc biệt. |
Giấy phép nhập khẩu. |
2 |
Thuốc chưa được cấp giấy cho phép lưu hành tại Việt Nam. |
Giấy phép nhập khẩu. |
3 |
Nguyên liệu dùng để làm thuốc nhưng chưa có giấy lưu hành tại Việt Nam (trừ nguyên liệu phải kiểm soát đặc biệt). |
Giấy phép nhập khẩu. |
4 |
Chất chuẩn và bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc. |
Giấy phép nhập khẩu. |
5 |
Trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành nhập khẩu với mục đích: Nghiên cứu khoa học, kiểm nghiệm, chữa bệnh cá nhân, hướng dẫn sử dụng và sửa chữa trang thiết bị y tế, phục vụ viện trợ |
Giấy phép nhập khẩu. |
6 |
Hóa chất, chế phẩm dùng để nghiên cứu. |
Giấy phép nhập khẩu. |
7 |
Chế phẩm để viện trợ hoặc dùng cho mục đích đặc thù khác. |
Giấy phép nhập khẩu. |
VI |
Hàng hóa nhập khẩu thuộc Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch quản lý |
Loại giấy phép |
1 |
Tác phẩm, sản phẩm; Mỹ thuật, nhiếp ảnh, điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, nghe nhìn khác được ghi trên mọi chất liệu. |
Giấy phép nhập khẩu. |
2 |
Máy, thiết bị trò chơi điện tử cài chương trình trò chơi thông thường hoặc có thưởng; bàn và thiết bị trò chơi dùng cho casino. |
Giấy phép nhập khẩu. |
3 |
Đồ chơi trẻ em. |
Giấy phép nhập khẩu. |
VII |
Hàng hóa nhập khẩu Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý |
Loại giấy phép |
1 |
Phế liệu |
Giấy phép nhập khẩu, quy định điều kiện, tiêu chuẩn nhập khẩu. |
VIII |
Hàng hóa nhập khẩu Ngân hàng Nhà nước quản lý |
Loại giấy phép |
1 |
Vàng nguyên liệu. |
Giấy phép nhập khẩu. |
Dịch vụ thủ tục xin giấy phép xuất nhập khẩu uy tín - INTERONE
Mặc dù bạn có thể tìm hiểu các văn bản hướng dẫn rồi căn cứ theo đó mà làm. Tuy nhiên, mỗi mặt hàng nhập khẩu và nơi cấp phép khác nhau, hồ sơ và quy trình xin giấy phép nhập khẩu cũng khác nhau, nên thủ tục xin giấy phép khá phức tạp nếu bạn không hiểu rõ. Ngoài ra, việc nắm bắt những văn bản mới cập nhật và kinh nghiệm cũng hết sức hữu ích.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa, INTERONE là địa chỉ hỗ trợ cho quá trình xin giấy phép của quý khách trở nên thuận lợi, nhanh chóng và chính xác nhất, giúp tiết kiệm được thời gian và cả chi phí.
INTERONE là địa chỉ hỗ trợ cho quá trình xin giấy phép của quý khách trở nên thuận lợi
INTERONE có thể chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép trước cả khi quý khách giao dịch chính thức với đối tác nước ngoài để nhập khẩu hàng hóa. Công ty đảm bảo cho quá trình nhập khẩu hàng hóa không có bất trắc nào xảy ra do chậm trễ trong khâu xin giấy phép.
Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến giấy phép nhập khẩu. Để chuẩn bị kỹ lưỡng và tiến hành suôn sẻ trong việc cấp giấy phép, hãy liên hệ ngay INTERONE để được tư vấn và hỗ trợ theo số hotline 024.7305.0668.