Thủ tục nhập khẩu sữa bột 2022: Tư vấn chi tiết nhất
Thị trường tiêu thụ sữa bột rất hứa hẹn nên được nhiều doanh nghiệp, cá nhân lựa chọn kinh doanh. Việc nắm các chính sách, thủ tục nhập khẩu sữa bột vô cùng quan trọng, nhất là vấn đề công bố sản phẩm, kiểm dịch và thủ tục hải quan. Có như vậy thì quá trình nhập khẩu hàng hóa mới được thuận lợi và nhanh chóng.
Phân loại sản phẩm sữa nhập khẩu
Chính sách, thủ tục nhập khẩu sữa bột 2022
Thực hiện tự công bố sản phẩm
Đăng ký kiểm dịch – Xin giấy phép nhập khẩu
Khai báo kiểm dịch sữa bột
Thủ tục hải quan cho sản phẩm sữa bột nhập khẩu
Hình thức vận chuyển hàng sữa bột nhập khẩu
Một số lưu ý khi nhập khẩu sữa bột
Đơn vị cung cấp dịch vụ nhập khẩu toàn cầu
Phân loại sản phẩm sữa nhập khẩu
Các loại sữa nhập khẩu trên thị trường hiện nay rất đa dạng như sữa tươi, sữa đặc, sữa công thức, sữa bột nguyên kem, sữa chua,… Việc phân loại sữa sẽ căn cứ mã HS của mặt hàng này để chia ra các nhóm sau đây:
-
Sữa nhập khẩu dùng làm nguyên liệu sản xuất ra các chế phẩm từ sữa, với các mã HS sau: 0401.10.10; 0401.10.90; 0401.20.10; 0401.20.90; 0401.40.10; 0401.40.20; 0401.40.90; 0401.50.10; 0401.50.90.
-
Sữa bột, có mã HS: 0402.10.41; 0402.10.49; 0402.10.91; 0402.10.99.
-
Sữa uống liền, có mã HS: 19011010; 19011020;19011030; 19011091;19011092; 19011099
Doanh nghiệp cần xác định rõ sản phẩm sữa nhập khẩu thuộc nhóm HS code nào để làm thủ tục nhập khẩu sữa bột thuận lợi, tránh mất thời gian chỉnh sửa hồ sơ hoặc bị lưu kho hàng hóa phát sinh nhiều chi phí.
Chính sách, thủ tục nhập khẩu sữa bột 2022
Theo quy định, sữa bò không nằm trong danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu tại Việt Nam. Tuy nhiên, để đủ điều kiện nhập khẩu sữa bột vào nước ta thì doanh nghiệp phải tuân thủ các chính sách và thủ tục theo quy định của Việt Nam. Những chính sách và thủ tục nhập khẩu sữa bột được quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP, Nghị định 38/2012/NĐ-CP, Quyết định 45/2005/QĐ-BNN, Thông tư 11/2021/TT-BNNPTNT,...
Theo đó, đối với sữa bột cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi, khi nhập khẩu về Việt Nam cần thực hiện công bố sản phẩm. Từ thời điểm năm 2022, loại sữa này được miễn làm kiểm dịch động vật. Nếu được cấp Phiếu tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm còn được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu. Trường hợp sữa bột dành cho trẻ em trên 36 tháng tuổi, khi nhập khẩu phải thực hiện tự công bố, kiểm dịch (áp dụng cho mặt hàng tự công bố) và kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đầy đủ.
Những chính sách, thủ tục nhập khẩu sữa bột này sẽ được phân tích rõ trong những phần ngay sau đây.
Thực hiện tự công bố sản phẩm
Khi nhập khẩu sữa bột cần thủ tục gì? Trước hết phải kể đến thủ tục tự công bố sản phẩm. Đây là bước bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện ,bởi nếu không công bố thì mặt hàng sẽ bị giữ lại tại hải quan hoặc tái xuất.
Bước này cần thực hiện trước khi hàng về để tránh mất thời gian cho lưu giữ hàng tại hải quan. Để thực hiện tự công bố sản phẩm, doanh nghiệp lấy mẫu vật là lõi sữa bên trong và bao bì đóng gói rồi gửi tới cơ quan có thẩm quyền cấp phép để kiểm nghiệm.
Khi đã có kết quả kiểm nghiệm, doanh nghiệp làm hồ sơ tự công bố, nộp lên cơ quan chức năng và chờ kết quả. Hồ sơ bao gồm:
-
Bản tự công bố thực phẩm theo mẫu 01 của nghị định 15/2018/NĐ-CP;
-
Phiếu kết quả kiểm nghiệm có thời hạn dưới 12 tháng và đạt tiêu chuẩn ISO 17025;
-
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
-
Mẫu sữa bột, hình ảnh sản phẩm, nhãn mác;
-
Các giấy tờ liên quan khác (nếu có): Chứng nhận GMP, HaCCP hoặc tương đương, chứng nhận lưu hành tự do, chứng nhận y tế tại nước xuất xứ, mẫu hợp đồng nhập khẩu sữa bột,...
Với thủ tục nhập khẩu sữa bột ở bước này, thời gian để xét duyệt và được cấp giấy phép tự công bố sản phẩm khoảng 10-15 ngày làm việc hoặc lâu hơn nếu hồ sơ chưa đạt yêu cầu.
Đăng ký kiểm dịch – Xin giấy phép nhập khẩu
Doanh nghiệp bắt buộc phải xin đăng ký kiểm dịch cho mặt hàng sữa bột trước khi đưa hàng về, bởi sản phẩm này đòi hỏi phải được chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và được kiểm dịch động vật mới được thông quan. Việc kiểm dịch do cơ quan thú y tại cửa khẩu thực hiện, cơ bản sẽ kiểm tra về màu sắc, mùi vị, chỉ tiêu vi sinh vật có khả năng lây nhiễm từ động vật sang người,....
Hồ sơ đăng ký kiểm dịch trong thủ tục nhập khẩu sữa bột được nộp online qua hệ thống một cửa Quốc gia và bao gồm các loại giấy tờ sau:
-
Đơn đăng ký kiểm dịch nhập khẩu (01 bản scan, mẫu 19, luật Thú y);
-
Health certificate của nước xuất khẩu (01 bản scan);
-
Văn bản cam kết Health (01 bản scan);
-
Cung cấp mã số nhà máy sản xuất (nếu được yêu cầu).
Sau khi kiểm dịch lô hàng đạt, Cục Thú y sẽ có văn bản nêu rõ đồng ý cho kiểm dịch và chỉ định cơ quan làm kiểm dịch, thường là tại trạm kiểm dịch động vật. Doanh nghiệp chuyển qua bước nộp hồ sơ để khai báo kiểm dịch sữa bột.
Khai báo kiểm dịch sữa bột
Ở bước này, doanh nghiệp mang theo bộ hồ sơ gồm các giấy tờ giống với hồ sơ đăng ký kiểm dịch đã chuẩn bị ở bước trên, nộp tại cơ quan làm kiểm dịch lô hàng được Cục Thú y chỉ định. Tại đây, doanh nghiệp sẽ phải khai báo kiểm dịch theo hướng dẫn bằng cả hình thức online và văn bản giấy. Sau đó nhận giấy chứng nhận kiểm dịch hoặc chứng thư kiểm dịch.
Cơ quan chức năng kiểm dịch lô hàng
1. Khai báo online trên hệ thống một cửa Quốc gia
Doanh nghiệp cần tiến hành khai báo thông tin theo mẫu quy định trên hệ thống một cửa Quốc gia, kèm theo minh chứng với các giấy tờ sau: Bill, IV của lô hàng, Health certificate, chứng nhận mã nhà sản xuất. Tất cả đều là bản scan.
Khai báo trên hệ thống một cửa Quốc gia theo hình thức online
2. Nộp hồ sơ giấy tại chi cục kiểm dịch động vật
Sau khi khai báo trên hệ thống một cửa, thủ tục nhập khẩu sữa bột tiếp theo là nộp 01 bộ hồ sơ giấy cho Chi cục kiểm dịch động vật. Hồ sơ gồm:
-
Đơn khai báo được ký và đóng dấu (in từ hệ thống một cửa Quốc gia đã làm trước đó);
-
Vận đơn (01 bản photo);
-
Hóa đơn thương mại (01 bản photo);
-
Health certificate của đối tác cung cấp (01 bản gốc);
-
Văn bản đồng ý kiểm dịch do Cục thú y ban hành (in từ hệ thống một cửa);
-
Giấy báo hàng đến.
3. Lấy mẫu kiểm dịch và cấp chứng thư kiểm dịch sữa bột
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan kiểm dịch động vật tại cửa khẩu sẽ thông báo cụ thể thời gian, địa điểm tiến hành kiểm dịch cho doanh nghiệp biết. Nếu phải lấy mẫu lô hàng và kết quả kiểm dịch mẫu đạt thì doanh nghiệp sẽ được cấp chứng thư kiểm dịch sau 4-5 ngày làm việc. Trường hợp không phải lấy mẫu, chứng thư sẽ được cấp trong vòng 1-2 ngày làm việc.
4. Kiểm tra nhà nước về An toàn vệ sinh thực phẩm
Đăng ký kiểm tra nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm là điều mà doanh nghiệp bắt buộc phải làm khi thực hiện thủ tục nhập khẩu sữa bột, nên tiến hành song song với việc đăng ký và khai báo kiểm dịch động vật. Khâu này thường được bên thứ ba do cơ quan Nhà nước chỉ định thực hiện như Quatest 1, Vietcert, Vinacontrol,… Thời gian kiểm tra sẽ mất 2-3 ngày.
Doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ sau để đăng ký kiểm tra Nhà nước về an toàn thực phẩm:
-
Giấy đăng ký kiểm tra về an toàn vệ sinh thực phẩm nhập khẩu;
-
Bản tự công bố sản phẩm (bản photo);
-
Vận đơn (bản photo);
-
Invoice (bản photo);
-
Tờ khai hải quan.
Thủ tục hải quan cho sản phẩm sữa bột nhập khẩu
Nhập khẩu sữa bột cần thực hiện thông quan hải quan
Sản phẩm sữa bột muốn được thông quan hải quan cần thực hiện các thủ tục sau đây.
Bước 1: Khai truyền hải quan
- Thực hiện trên hệ thống hải quan VNACCS/VCIS
Bước 2: Nộp hồ sơ
-
Bộ hồ sơ hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu sữa bột cần có những loại giấy tờ dưới đây:
-
Tờ khai hàng hóa nhập khẩu;
-
Hóa đơn thương mại (01 bản);
-
Vận tải đơn (01 bản);
-
Giấy chứng nhận kiểm dịch (01 bản);
-
Chứng thư kiểm dịch vệ sinh an toàn thực phẩm (01 bản);
-
Giấy tiếp nhận đăng ký bản tự công bố/Bản công bố sản phẩm (01 bản);
-
Tờ khai trị giá (2 bản);
-
Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa form AANZ, VJ, VK, AK,... (nếu có) (1 bản)
-
Phiếu đóng gói hàng hóa.
Lưu ý rằng, mặt hàng sữa bột có rủi ro về giá nên doanh nghiệp trong thủ tục nhập khẩu sữa bột cần chuẩn bị hồ sơ tham vấn giá vì cơ quan hải quan có thể sẽ yêu cầu.
Bước 3: Mở tờ khai tại cửa khẩu
-
Bước này doanh nghiệp tự tiến hành, cụ thể:
-
Luồng xanh: Được miễn kiểm tra cả hồ sơ giấy và thực tế hàng hóa.
-
Luồng vàng: Chỉ kiểm tra bộ hồ sơ hải quan.
-
Luồng đỏ: Cần kiểm tra thực tế hàng hóa.
Bước 4: Doanh nghiệp thực hiện in tờ khai đã thông quan để lấy hàng.
Hình thức vận chuyển hàng sữa bột nhập khẩu
Hình thức vận chuyển sữa bột là khâu khá quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả thủ tục nhập khẩu sữa bột, nhất là việc kiểm dịch chất lượng sản phẩm. Việc vận chuyển hàng sữa bột nhập khẩu được thực hiện dưới hai hình thức đường biển và đường hàng không.
Hình thức vận chuyển sữa bột
1. Vận chuyển bằng đường biển
Sữa bột thường được vận chuyển bằng đường biển với sự hỗ trợ của container lạnh loại 20FT hoặc 40FT. Loại container này được thiết kế có bình làm lạnh, đảm bảo được chất lượng và an toàn cho mặt hàng sữa bột. Tuy nhiên, khi vận chuyển container đông lạnh từ nhà máy ra cảng biển bằng đường bộ, xe đầu kéo phải có máy phát để duy trì nguồn điện cung cấp cho container. Khi cập cảng, doanh nghiệp cũng cần hoàn thành nhanh các thủ tục hải quan để giảm tối thiểu thời gian lưu bãi.
2. Vận chuyển bằng đường hàng không
Nếu lựa chọn vận chuyển sữa bột bằng đường hàng không thì mặt hàng này phải được bảo quản bằng đá khô. Kết hợp với nhiệt độ khoang lạnh máy bay từ 0-8 độ C, lô hàng sữa bột vẫn được bảo quản tốt với thời gian bay từ 8-12 tiếng. Hàng hóa khi cập bến sẽ được bảo quản ở kho lạnh của sân bay với nhiệt độ thấp nhất -16 độ C.
Một số lưu ý khi nhập khẩu sữa bột
Ngoài việc tuân thủ quy trình và thủ tục nhập khẩu sữa bột, doanh nghiệp còn cần lưu ý những điều sau đây để việc nhập khẩu hàng được thuận lợi:
-
Thủ tục nhập khẩu sữa chỉ phải thực hiện ở lô hàng đầu tiên, từ lô hàng thứ hai trở đi thì có thể sử dụng kết quả giám định và hồ sơ tự công bố đó.
-
Yêu cầu đối tác cung cấp Health Certificate vì đây là loại giấy tờ bắt buộc phải có khi làm các bước kiểm dịch tại Việt Nam.
-
Cung cấp giấy chứng nhận C/O (nếu có) để hưởng các ưu đãi về thuế.
-
Đầu tư cho khâu vận chuyển và bảo quản hàng hóa để đảm bảo hàng hóa không bị hư hại, ảnh hưởng đến kết quả kiểm dịch, thậm chí không được thông quan.
Đơn vị cung cấp dịch vụ nhập khẩu toàn cầu
Là công ty cung cấp các dịch vụ nhập khẩu toàn cầu, Interone được nhiều khách hàng lựa chọn vì những dịch vụ về kho bãi, tư vấn hải quan, thủ tục cấp giấy phép xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa quốc tế, giao nhận hải quan,... hàng đầu tại Việt Nam.
Nếu quý khách đang địa chỉ uy tín, chất lượng để hỗ trợ cho quy trình thủ tục nhập khẩu sữa bột nhanh chóng, thuận lợi và tiết kiệm chi phí, hãy liên hệ ngay Interone.
Interone là đơn vị cung cấp dịch vụ nhập khẩu toàn cầu
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong giao hàng bằng đường hàng không, đường biển và đường bộ, là đối tác của nhiều hãng hàng không và hãng tàu lớn đến từ các quốc gia cả Châu Âu, châu Á, Châu Mỹ, Interone luôn tự tin sẽ cung cấp tới khách hàng dịch vụ kịp thời, nhanh chóng và hợp lý nhất. dù là hàng thông thường, hàng nguy hiểm, hàng lạnh, hàng quá khổ, hàng container treo,...
Interone có kinh nghiệm trong giao hàng bằng đường hàng không, đường biển
Địa chỉ liên hệ:
-
Trụ sở Chính: Tầng 5, 116 Phường Trung Liệt, Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội
-
Phone: 024.7305.0668 / Email: info@itolog.net
-
Văn phòng HCM: Số 5-7 Hoàng Việt, P. 4, Quận Tân Bình.
-
Văn phòng Hải Phòng: LP Building, 508 Lê Thánh Tông, Ngô Quyền.
-
Văn phòng Bắc Ninh: Tòa nhà Kinh Bắc, Quế Võ.
-
Văn phòng Vĩnh Phúc: KCN Thăng Long III, Thiện Kế, Bình Xuyên.
-
Văn phòng Nội Bài Airport: Tầng 4, Tòa nhà NTS, Sân bay Nội Bài, Sóc Sơn.
Trên đây là những thông tin chi tiết về thủ tục nhập khẩu sữa bột. Nếu bạn đang có dự định hoặc đang kinh doanh sản phẩm này, hãy liên hệ Interone và để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ ngay từ hôm nay!