Vận đơn đường biển là gì? Tầm quan trọng của vận đơn đường biển
Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được coi là một trong những phương thức vận chuyển tiết kiệm chi phí nhất hiện nay. Tuy nhiên, để hàng hóa có thể di chuyển hợp pháp trên tuyến đường biển bắt buộc phải có vận đơn đường biển. Nó có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ an toàn kiện hàng khi di chuyển. Bài viết dưới đây của INTERONE LOGISTICS sẽ giải đáp cho bạn vận đơn đường biển là gì và tầm quan trọng của nó trong việc vận chuyển hàng hóa.
I. Khái niệm vận đơn đường biển
Vận đơn đường biển Bill of Lading (B/L) là một trong những chứng từ phổ biến trong quá trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển.Chứng từ này sẽ do người chuyên chở, thuyền trưởng hoặc đại lý hãng tàu phát hành cho chủ hàng. Với mục đích là để xác nhận là hàng hóa đã được tiếp nhận trong trường hợp ngay sau khi hàng đã được xếp lên tàu hay đang chờ để xếp.
II. Chức năng, vai trò của vận đơn đường biển
Không phải tự nhiên mà các loại vận đơn đường biển lại được sử dụng rộng rãi và đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển đến vậy. Dưới đây sẽ là 3 chức năng thiết yếu và vô cùng quan trọng của loại vận đơn này:
- Vận đơn đường biển chính là biên lai hàng hóa: Được biết vận đơn chính là giấy tờ mà thuyền trưởng hoặc người ủy quyền cung cấp cho chủ hàng hóa. Đó là bằng chứng xác nhận chủ sở hữu hàng hóa đã giao hàng cho đơn vị vận chuyển. Người sở hữu có thể sử dụng biên lai đó để tiến hành nhận lại hàng hóa sau khi đã di chuyển.
- Là bằng chứng về hợp đồng vận chuyển: Chức năng tiếp theo của vận đơn đường biển đó chính là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển giữa người vận chuyển và người gửi. Trước khi giao hàng lên tàu, bên vận chuyển và chủ hàng ký kết với nhau một hợp đồng. Khi vận đơn được phát hành chính thức với đầy đủ thông tin liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa. Đây là sẽ là bằng chứng mang tính chất pháp lý tương đương với hợp đồng vận chuyển..
- Vận đơn chính là giấy tờ chứng minh chủ sở hữu của hàng hóa: Vận đơn có giá trị cụ thể cho nên nó cũng được coi là một trong những loại giấy tờ có thể sử dụng để cầm cố mua bán hoặc chuyển nhượng lại.
III. Mẫu vận đơn đường biển
Dưới đây sẽ là một vài mẫu vận đơn đường biển mà bạn có thể gặp phải khi khi làm việc trong lĩnh vực này:
Mẫu vận đơn đường biển
Vận đơn đường biển của Yang Ming
IV. Các loại vận đơn đường biển
Được biết các loại vận đơn đường biển hiện nay trên thị trường vô cùng đa dạng, dưới đây sẽ là những phân loại phổ biến trên thị trường:
1. Phân loại theo chủ thể nhận hàng
- Vận đơn đích danh - straight bill of lading: Trên vận đơn sẽ ghi rõ ràng tất cả các thông tin về tên địa chỉ, số điện thoại, fax phát hoặc email của người nhận hàng. Được biết chỉ người này mới có thể thực hiện công việc nhận hàng, khi nhận hàng phải xuất trình vận đơn hợp lệ.
- Vận đơn theo lệnh - order bill of lading: Đây được coi là dạng vật đơn phổ biến nhất hiện nay trên trong ngành thương mại, đặc biệt là vận tải đường biển quốc tế. Người vận chuyển hàng hóa sẽ tiến hành thực hiện công việc giao hàng theo lệnh của người gửi hàng.
- Vận đơn vô danh - bearer bill of lading: Đây là một trong những dạng vận đơn cho phép người nhận hàng xuất trình vận đơn để nhận hàng. Vận đơn này sẽ không ghi chủ sở hữu của hàng hóa mà chỉ cần đem vận đơn đến là có thể được nhận.
2. Phân loại theo tình trạng vận đơn
- Vận đơn hoàn hảo - clean B/L: Vận đơn hoàn hảo hay còn được gọi là vận đơn sạch, nó không có ghi chú gì về khiếm khuyết của hàng hóa và bao bì.
- Vận đơn không hoàn hảo - unclean B/L: Đây được coi là một trong những dạng vật đơn giản nó có ghi chú đầy đủ về các khiếm khuyết của hàng hóa, bao bì trong quá trình vận chuyển như: bao bì bị rách hoặc hàng hóa bị ẩm mốc
3. Phân loại theo tình trạng nhận hàng
- Vận đơn đã xếp hàng lên tàu - shipped on board B/L: Loại vận đơn này sẽ được cấp ngay sau khi hàng hóa đã được xếp hoàn chỉnh trên tàu.
- Vận đơn nhận hàng để xếp - Received for shipment B/L: Đây là dạng vận đơn được cấp ngay khi hàng hóa đã được xếp xuống tàu.
4. Phân loại theo chủ thể cấp vận đơn
- Vận đơn chủ - Master Bill of lading (MBL): Đây là loại vật đơn do hãng tàu phát hành, người gửi và người nhận hàng có thể là chủ hàng hoặc đơn vị giao nhận.
- Vận đơn thứ cấp (vận đơn gom hàng) - House Bill of lading (HBL): Đây là dạng vận đơn đường biển do công ty giao nhận vận tải phát hành. Chính vì thế người gửi hoặc người nhận hàng phải là chủ sở hữu của hàng.
5. Phân loại theo việc xuất trình vận đơn
- Vận đơn gốc - Original B/L: Với loại vận đơn này người nhận hàng bắt buộc phải xuất trình được vận đơn gốc mới có thể thực hiện lấy lệnh giao hàng D/O.
Vận đơn hàng bằng điện - Telex release B/L: Loại vận đơn này người nhận hàng không cần phải xuất trình vận đơn gốc vì đã có điện giao hàng. - Vận đơn đã được xuất trình - Surrendered B/L: Loại vận đơn này đã được xuất trình cho hãng tàu và người đại diện hãng tàu đó. Đồng thời người nhận hàng chỉ cần tiến hành làm các thủ tục thanh toán phí local charge ở cảng dỡ là có thể lấy lấy lệnh giao hàng mà không cần phải đưa ra bill gốc.
V. Nội dung của vận đơn đường biển
Có thể thấy vận đơn đường biển đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển và container. Dưới đây sẽ là những nội dung bắt buộc phải có trên một vận đơn:
- Shipper: Tất cả các thông tin của người gửi như địa chỉ, tên, số điện thoại, fax, email,...
- Consignee: Thông tin của người nhận hàng tên, địa chỉ, số điện thoại, fax, email,...
- Notify party: Thông tin người nhận thông báo hàng đến tên, địa chỉ, số điện thoại, fax, email,...
- Vessel/Voy.No: Thông tin về tên tàu/Số chuyến.
- Port of loading: Tên cảng load hàng.
- Port of discharge: Tên cảng dỡ hàng.
- Container no/ Seal no: Số container, số seal.
- Description of goods: Mô tả hàng hóa, gross weight, net weight, số lượng cartons.
- Freight prepaid: Tiền cước trả tại cảng load hàng.
VI. Nhưng lưu ý khi sử dụng vận đơn đường biển
Dưới đây sẽ là những lưu ý khi sử dụng vận đơn đường biển mà bạn cần phải quan tâm.
1. Tính pháp lý của vận đơn
Như chúng tôi đã giới thiệu ở trên, vận đơn đường biển được áp dụng trong trường hợp này được biết đến như một loại hợp đồng. Chính vì thế nó có tính pháp lý ràng buộc giữa chủ hàng và đơn vị vận chuyển hàng hóa. Đặc biệt quan trọng chính là quan hệ pháp lý giữa người nhận hàng và đơn vị vận chuyển.
Chính vì thế việc sử dụng vận đơn đường biển như là một điều kiện không thể thiếu khi vận chuyển hàng hóa.
2. Kiểm tra thông tin của vận đơn
Lưu ý tiếp theo bạn cần phải quan tâm khi sử dụng vận đơn đường biển đó chính là phải kiểm tra đầy đủ các thông tin. Tất cả các thông tin được ghi trên vận đơn phải hoàn toàn chính xác, đúng với thông tin và cam kết của cả hai bên. Bởi vì nó có tính pháp lý cho nên bất cứ một thông tin nào sai lệch cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển và quyền lợi của các bên.
Bài viết này của INTERONE LOGISTICS đã giới thiệu cho bạn về vận đơn đường biển là gì và những vai trò quan trọng của nó. Nếu mọi người còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vận đơn đường biển, hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi qua số hotline 024.7305.0668 hoặc email info@itolog.net để được giải đáp nhanh chóng.