Notice: Undefined index: HTTP_ACCEPT_LANGUAGE in /home/nhitodrp/public_html/public/index.php on line 50
CIC là phí gì? Ai là người phải trả phí CIC?
×

CIC là phí gì? Ai là người phải trả phí CIC?

Nhiều người vẫn chưa hiểu rõ CIC là phí gì, không hiểu tại sao lô hàng của họ mất phí CIC và thậm chí còn nhầm lẫn với các loại phụ phí vận chuyển khác. Vì vậy, ở bài viết này chúng tôi sẽ phân tích để bạn hiểu chi tiết những thông tin liên quan đến loại phụ phí này.

I. CIC là phí gì?

Phụ phí CIC, tiếng Anh là Container Imbalance Charge hay Equipment Surcharge, cho nên với câu hỏi CIC là phí gì thì nó còn được tạm dịch là phí mất cân bằng container. Đây là một loại phụ phí vận tải đường biển, do hãng tàu thu của khách hàng thuê container (cont) nhằm bù đắp chi phí vận chuyển cont rỗng từ nơi thừa cont rỗng về nơi có nhu cầu cont rỗng để đóng hàng xuất. 

cic-la-phi-gi

Nguồn gốc của phí CIC là gì? Chi phí này hình thành do mất cân bằng trong cán cân xuất nhập khẩu của các quốc gia, dẫn đến sự không cân bằng về số lượng cont rỗng. Các nước nhập siêu sẽ tồn lượng cont rỗng nhiều sau quá trình nhập khẩu hàng nước ngoài về, trong khi các nước xuất siêu lại thiếu cont rỗng để đóng hàng xuất khẩu đi các nước. Việc điều chuyển cont rỗng từ nước nhập siêu quay về lại nước xuất siêu sẽ phát sinh chi phí nhất định, nên hãng tàu cần thu thêm phí để đắp vào, đó chính là phí CIC.

Lưu ý: Tùy từng thời điểm bị mất cân bằng cont nhiều hay ít mà hãng tàu sẽ thu phí CIC ở những mức khác nhau.

II. Khi nào phải thu phí CIC và điều kiện cộng phí CIC?

Bên cạnh phí CIC là phí gì, các doanh nghiệp còn cần biết khi nào phải thu và điều kiện cộng phí CIC.

cic-la-phi-gi

Về việc khi nào thu phí CIC thì thực chất còn tùy từng thời điểm bị mất cân bằng cont nhiều hay ít mà hãng tàu mới thu phí, khi lượng cont cân bằng thì hãng tàu sẽ không thu phí. Thông thường, thời điểm cuối năm hoạt động mua bán hàng hóa giữa các quốc gia diễn ra nhiều nhất dẫn đến mức chi phí phát sinh CIC nhiều hơn. Tuy nhiên, phụ phí CIC sẽ được thu ở một mức nhất định cho mỗi loại cont, và thường chỉ áp dụng vài tuyến thường xuyên thiếu hụt cont đóng hàng, như các tuyến nhập hàng từ những nước Châu Á (trừ Nhật) là các quốc gia xuất siêu.

Lưu ý: Khi hãng tàu thu phí CIC thì doanh nghiệp buộc phải đóng. Nếu không đóng phí này thì hãng tàu sẽ không phát hành lệnh D/O để nhận hàng nhập khẩu. Vì vậy, khi book cước tàu các doanh nghiệp nên tham khảo trước về phí CIC, có thể hỏi forwarder hoặc sale hãng tàu.

cic-la-phi-gi

Về điều kiện cộng phí CIC thì phí này chỉ điều chỉnh phí cộng khi đáp ứng được các điều kiện:  

  • Phụ phí CIC do người mua thanh toán và không được tính trong giá trị thực tế phải thanh toán. 
  • Mức phí liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. 
  • Có số liệu khách quan và định lượng phù hợp với các chứng từ liên quan. 

Lưu ý: Để hiểu rõ hơn CIC là phí gì thì bạn còn phải biết về các khoản điều chỉnh phí cộng, bao gồm:

  • Chi phí vận tải, liên quan đến vận chuyển hàng hóa đến cửa khẩu;
  • Trị giá các khoản điều chỉnh cộng xác định theo hợp đồng vận tải, chứng từ, số liệu có liên quan;
  • Nếu giá mua hàng hóa chưa bao gồm chi phí vận tải nhưng không có chứng từ liên quan thì không được áp dụng phương pháp trị giá giao dịch;
  • Nếu hàng hóa gồm nhiều mặt hàng nhưng chứng từ lại không ghi chi tiết từng loại hàng hóa thì người khai báo hải quan phải phân bổ theo biểu giá vận tải, hoặc theo thể tích/trọng lượng hàng.

cic-la-phi-gi

Phía hải quan thường yêu cầu doanh nghiệp cộng phụ phí mất cân bằng cont vào giá trị tính thuế. Vì vậy, bạn hãy làm rõ khoản phí này trong hợp đồng vận tải với hãng tàu để tránh sau này bị thu quá cao.

III. Cách tính phí CIC vào tính thuế?

CIC là phí gì thì đã có câu trả lời, vậy cách tính phí CIC vào tính thuế cụ thể như thế nào bạn đã biết hay chưa? Về điều này sẽ phát sinh các trường hợp sau: 

  • Nếu khoản phí CIC liên quan đến việc vận chuyển hàng hoá nhập khẩu, và là điều chỉnh phí cộng thì phải được cộng vào trị giá hàng hoá. 
  • Trường hợp khoản phí CIC phải cộng vào trị giá hàng hóa nhập khẩu, cần xét thời điểm làm tờ khai hải quan để áp dụng văn bản Nhà nước quy định có hiệu lực tại thời điểm đó, làm căn cứ xác định trị giá theo đúng quy định. 

cic-la-phi-gi

Lưu ý: Hiện nay, việc xác định trị giá hải quan và cách tính thuế xuất nhập khẩu được quy định tại Thông tư 39/2018/TT-BTC về sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 5/6/2018.

IV. Ai là người trả phí CIC

Bạn đã biết CIC là phí gì vậy ai là người phải trả phí mất cân bằng cont? Phụ phí CIC được cộng vào cước vận tải thu phía shipper (người gửi) hoặc consignee (người nhận). Ai là người trả phí còn tùy thuộc vào thời điểm cần vận chuyển cont và vào hợp đồng vận tải giữa hai bên đã ký. Cụ thể sẽ xảy ra hai trường hợp như sau:

  •  Trường hợp thiếu cont khi đóng hàng xuất khẩu

Nếu cont bị thiếu, hãng tàu buộc phải vận chuyển cont từ nơi thừa đến nơi thiếu để đóng hàng và làm phát sinh phí CIC. Lúc này, thời điểm phí CIC phát sinh là trước khi đóng hàng và hàng vẫn chưa đến cảng nhập đầu tiên. Vì vậy, phí này sẽ được cộng với cước tàu và xuất hiện trong hợp đồng vận tải với hãng tàu, bên shipper thường sẽ trả phí này.

cic-la-phi-gi

  •  Trường hợp phí này phát sinh sau khi hàng xuất khẩu về cảng nhập đầu tiên:

 Hàng hóa sau khi về đến cảng nhập, phía nhận hàng đã nhận hàng nhập khẩu nhưng vẫn chưa có hàng xuất ngay để chuyển cont về lại cảng xếp hàng ban đầu. Do đó, họ phải trả phụ phí mất cân bằng cont để hãng tàu chuyển cont rỗng từ nơi không có nhu cầu đến nơi có nhu cầu, tức là bên consignee phải trả phí CIC.     

cic-la-phi-gi

Việc thống nhất bên nào chịu phí CIC ngay từ đầu sẽ tránh được tình trạng bị hãng tàu thu phí hai lần. Nếu bên nhập hàng thanh toán thì phụ phí này sẽ không được tính thêm vào giá bán của hàng xuất. Trường hợp bên xuất hàng chi trả thì phụ phí CIC sẽ được cộng vào giá bán hàng hóa. 

V. Lý do phí CIC còn nhiều bất cập

Khi đã biết rõ CIC là phí gì thì khi đối chiếu với thực tế, doanh nghiệp sẽ dễ dàng nhận ra việc thu phụ phí thiếu cont rỗng còn khá nhiều bất cập. Điều này được thể hiện dưới những góc độ sau: 

1. Phát sinh phí CIC là do thời điểm mất cân bằng vỏ container

Về lý thuyết phí CIC phát sinh là do thời điểm mất cân bằng vỏ container nên hãng tàu phải thu phí chuyển cont rỗng về nơi còn thiếu. Khó có hãng tàu nào đảm bảo đủ vỏ tuyệt đối tại các cảng, các quốc gia nên việc phát sinh phí CIC lúc này là hợp lý. Tuy nhiên, hãng tàu thu phí này chỉ dựa trên cơ sở nhận định của chính mình, còn bản thân doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuê cont đó không biết khi nào thiếu/thừa cont rỗng và thật sự có bị mất cân bằng container giữa các khu vực hay không.

cic-la-phi-gi

Từ đó có một thực tế đang tồn tại là dù doanh nghiệp đã nắm rõ CIC là phí gì và biết không phải lúc nào vỏ container rỗng cũng mất cân bằng, hãng tàu cũng không bị thiếu vỏ cont, nhưng hầu hết các hãng tàu lại cào bằng việc thu phí CIC như một mặc định. Điều này đã gây bức xúc trong các doanh nghiệp khi họ là người phải chịu thiệt một cách vô lý.

2. Phí CIC được các hãng tàu thu ngày càng cao và không hợp lý

Nhiều doanh nghiệp kêu trời vì bị các hãng tàu thu phí CIC với mức thu rất cao. Nếu trước đây, mức phí chỉ 40 USD/container 20 feet nhưng càng ngày càng tăng và hiện nay có thời điểm lên đến 100 - 120 USD. Mặc dù việc thiếu cont rỗng là có thật nhưng không nghiêm trọng để đẩy giá cao lên như thế. Thậm chí hãng tàu còn thu phí CIC cả người xuất hàng lẫn nhập hàng để tăng giá cước. Những điều này là không hợp lý chút nào. 

cic-la-phi-gi

Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp doanh nghiệp biết được CIC là phí gì và có cái nhìn tổng quan về loại phụ phí này. Gợi ý cho bạn thuận lợi trong thuê cont rỗng, khi có nhu cầu vận chuyển hàng hóa nội địa lẫn quốc tế, là liên hệ ngay công ty INTERONE LOGISTIC để có mức giá ưu đãi nhất hôm nay.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vận tải nội địa và quốc tế, chúng tôi tự tin mang lại cho khách hàng dịch vụ tốt nhất. 

Gọi đến số hotline 024.7305.0668 để tư vấn miễn phí hoặc liên hệ: 

  • Trụ sở chính: Tầng 5, 116 Phường Trung Liệt, Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội
  • Email: info@itolog.net
Tags

Khách hàng tiêu biểu

KH2
KH3
KH4
KH5
KH6
KH7
KH8