×

Các loại hình xuất nhập khẩu & bảng mã loại hình xuất nhập khẩu mới nhất

Cung cấp mã xuất nhập khẩu được coi là bước vô cùng quan trọng và cần thiết, khi làm các giấy tờ kê khai thuế hải quan trong quá trình nhập và xuất khẩu. Tuy nhiên trên thị trường có rất nhiều mã xuất nhập khẩu khác nhau phù hợp với từng mặt hàng. Chính vì thế nhiều người không biết lựa chọn các loại hình xuất nhập khẩu sao cho phù hợp. Bài viết dưới đây của INTERONE LOGISTICS sẽ giới thiệu cho bạn các loại hình xuất nhập khẩu cũng như bảng mã các loại hình mới nhất trên thị trường. 

1 I. Khi nào nên sử dụng các mã loại hình xuất nhập khẩu

Dựa vào luật Hải quan trong Nghị định 08/2015/NĐ - CP ngày 21 tháng 1 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ cùng với Thông tư số 39/2018/ TT - BTC. Nhà nước đã ban hành bảng mã các loại hình xuất nhập khẩu và hướng dẫn cách sử dụng của nó trên tờ khai hải quan.
 
Đa số các lô hàng theo hình thức xuất nhập khẩu kinh doanh phổ biến với mã A11 và B11. Tuy nhiên tùy vào từng trường hợp kinh doanh và loại hình sản phẩm khác nhau thì mãcũng sẽ có sự khác nhau. Khi tìm kiếm loại hình phù hợp bạn cần phải xác định rõ về nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa và loại hình doanh nghiệp của mình là gì.
 

cac-loai-hinh-xuat-nhap-khau

Đây chính là bước vô cùng quan trọng để doanh nghiệp xác định đúng mã loại hình xuất nhập khẩu phù hợp cho đơn vị. Điều này giúp cho việc việc làm thủ tục xuất nhập khẩu dễ dàng, đơn giản, tiết kiệm chi phí và tránh sai sót hơn.

2 II. Bảng mã loại hình xuất nhập khẩu mới nhất

Như chúng tôi đã đề cập bảng mã loại hình này đã được nhà nước thông qua và quy định. Ở đây sẽ là bảng mã loại hình xuất nhập khẩu mới nhất mà bạn cần biết khi tham gia vào hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.

cac-loai-hinh-xuat-nhap-khau

1. Bảng mã loại hình xuất khẩu

Dưới đây sẽ là các mã loại hình xuất khẩu phổ biến:

  • B11: Xuất kinh doanh sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa đơn thuần theo hợp đồng mua bán.

  • B12: Xuất sau khi đã tạm xuất trong trường hợp doanh nghiệp đã tạm xuất hàng hóa lại quyết định bán hoặc tặng cho đơn vị nước ngoài.

  • B13: Xuất khẩu lại hàng hóa đã nhập khẩu.

  • E42: Xuất khẩu sản phẩm của DNCX.

  • E52: Xuất khẩu sản phẩm gia công cho thương nhân nước ngoài.

  • E54: Xuất khẩu nguyên liệu gia công từ hợp đồng này sang hợp đồng khác.

  • E56: Xuất khẩu sản phẩm gia công giao hàng tại nội địa.

  • E62: Xuất khẩu sản phẩm xuất xuất khẩu.

  • E82: Xuất khẩu nguyên liệu vật tư thuê gia công ở nước ngoài.

  • G21: Tải xuất hành kinh doanh tạm tái xuất.

  • G22: Xuất khẩu những thiết bị phục vụ dự án có thời hạn.

  • G23: Tải xuất miễn thuế hàng tạm nhập.

  • G24:  Các loại hình tái xuất khác.

  • G61: Tạm xuất hàng hóa.

  • C22 : Xuất hành đưa ra khu phi thuế quan.

  • C21: Xuất khẩu các loại mặt hàng khác.

Đây là bảng mã các loại hình xuất nhập khẩu phổ biến hiện nay, doanh nghiệp trước khi tham gia xuất khẩu cần phải lựa chọn mã loại hình phù hợp. 
 

cac-loai-hinh-xuat-nhap-khau

2. Bảng mã loại hình nhập khẩu

Dưới đây sẽ là bảng mã loại hình nhập khẩu hiện nay trên thị trường:

  • A11: Nhập kinh doanh tiêu dùng các mặt hàng tiêu dùng.

  • A12: Nhập sản phẩm kinh doanh trong khâu sản xuất hàng hóa tiêu dùng.

  • A21: Chuyển tiêu thụ nội địa từ nguồn tạm nhập.

  • A31: Nhập khẩu hàng xuất khẩu đã bị trả lại.

  • A41: Nhập khẩu kinh doanh của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

  • A42: Chuyển tiêu thụ nội địa khác.

  • E11: Nhập nguyên liệu của DNCX từ nước ngoài.

  • E13: Nhập tạo tài sản cố định đi DNCX.

  • E15: Nhập nguyên liệu của DNCX từ nội địa.

  • E21: Nhập nguyên liệu để gia công cho thương nhân nước ngoài.

  • E23: Nhập nguyên liệu gia công từ hợp đồng khác chuyển sang.

  • E31: Nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu.

  • E33: Nhập nguyên liệu vào kho bảo thuế.

  • E41: Nhập sản phẩm thuê gia công ở nước ngoài.

  • G11: Tạm nhập hàng kinh doanh tạm tái xuất.

  • G12: Tạm nhập máy móc thiết bị phục vụ dự án có thời hạn.

  • G13: Tạm nhập miễn thuế.

  • G51: Tạm nhập hàng đã tạm xuất.

  • C11: Hàng gửi kho ngoại quan.

  • C21: Hàng đưa vào khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu.

  • H11: Các mặt hàng nhập khẩu khác.

Phía trên là mã các loại hình xuất nhập khẩu ở nước ta hiện nay, doanh nghiệp khi nhập khẩu hàng hóa cần tìm mã chính xác.
 

3 III. Bật mí những loại phí và phụ phí trong xuất nhập khẩu hàng hóa phổ biến hiện nay

Dưới đây INTERONE LOGISTICS sẽ giới thiệu cho bạn các loại phí và phụ phí trong bảng mã loại hình xuất nhập khẩu hàng hóa mới nhất

1. Các loại phí trong xuất nhập khẩu hàng hóa

Đầu tiên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các loại phí trong xuất nhập khẩu hàng hóa:

1.1. Phí cầu cảng

Phí cầu cảng chính là loại phí được thu tại nơi đi của lô hàng, nó sẽ được thu theo số lượng container vận chuyển Và cũng phụ thuộc vào từng loại container. Loại phí này sẽ chi trả cho hoạt động vận chuyển container từ bãi xe xuống tàu hoặc từ tàu lên bãi. Loại phí này bao gồm các khoản tiền thuê nhân công trang thiết bị bốc xếp và thuê bãi bốc xếp. 

cac-loai-hinh-xuat-nhap-khau

1.2. Phí niêm phong chì 

Phí niêm phong chì hay là Seal free là loại phí được thu tại điểm đi của lô hàng đồng và cũng sẽ thu theo số lượng container. Loại phí này được sử dụng để mua seal trong việc niêm phong Container của hãng tàu. Mỗi Seal sẽ được in một số hiệu cụ thể và duy nhất để thuận tiện cho việc theo dõi kiểm soát. Mức thu thông thường cho mỗi seal là 200k. 

1.3. Phí phát hành B/L Fee

Đây là một loại phí trong các loại hình xuất nhập khẩu khẩu khẩu tại điểm đi của mỗi lô hàng. Mức phí thu trung bình sẽ là 900k/lô/bộ BL. Bộ bill của mỗi lô hàng được xem là hóa đơn xác nhận việc giao nhận hàng hóa giữa đơn vị xuất khẩu và hãng tàu. Ngoài ra nó còn là minh chứng cho việc các đơn vị vận chuyển đã hoàn thành quá trình giao hàng cho người xuất khẩu.

1.4. Phí phát hành Delivery Order 

Đây là một trong những loại phí được gọi là lệnh giao hàng thu tại điểm đến của mỗi lô hàng. Mức phí thông thường sẽ rơi vào khoảng 900k/bộ DO/ lô hàng. Để hàng hóa có thể đến được tay của người nhận thì người nhập khẩu cần phải giao lại bộ B/L gốc cho các hãng tàu để nhận lại lệnh giao hàng D/O. 

cac-loai-hinh-xuat-nhap-khau

1.5. Phí vệ sinh Container

Đây là phí xuất hiện trong các loại hình xuất nhập khẩu khẩu container thu tại điểm đến và được tính dựa trên số lượng container. Loại phí này nhằm để cho chủ sở hữu tiến hành làm sạch container theo quy định.

1.6. Phí kho CFS

Đây là một trong những loại phí được thu tại điểm đến hoặc điểm đi của lô hàng, nó được thu theo số CBM của lô hàng đó. Đây là loại phí trong các loại hình xuất nhập khẩu chi trả cho tiền công vận chuyển hàng từ container cho đến kho CFS của cảng.

1.7. Phí đổi cảng đích

Đây được coi là một trong những loại phí không thể thiếu, được thu khi người nhập khẩu hoặc xuất khẩu yêu cầu hãng tàu vận chuyển sang một cảnh khác. Để thực hiện công việc này hãng tàu sẽ yêu cầu khách hàng đưa thêm một khoản phí được gọi là phí đổi cảng đích.
 

cac-loai-hinh-xuat-nhap-khau

1.8. Phí gửi thông tin SI trễ

Đây là một trong những loại phí được thu tại cảng dựa trên mỗi lô hàng. Các hãng tàu dễ cho người xuất khẩu một khoảng thời gian nhất định để ghi thông tin, nếu quá thời gian sẽ cần phải nộp thêm tiền và xuất hiện ở các loại hình xuất nhập khẩu.

2. Các loại phụ phí trong xuất nhập khẩu hàng hóa

Ngoài những loại phí cố định trên thì các loại hình xuất nhập khẩu còn có các loại phụ thu phí khác mà bạn cần phải quan tâm như:

  • Phụ thu phí xăng dầu.

  • Phụ thu phí giảm thiểu sulfur.

  • Phụ thu phí mùa cao điểm.

  • Phụ thu phí Mùa đông.

  • Phụ thu phí điều chỉnh giá bán.

  • Phụ thu phí vượt trọng lượng.

     cac-loai-hinh-xuat-nhap-khau 

Bài viết này của  INTERONE LOGISTICS đã giới thiệu cho bạn về các loại hình xuất nhập khẩu cũng như các loại khí khi thực hiện công việc xuất - nhập khẩu hàng. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc liên quan đến các loại hình này, hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thêm. 

Tags

Khách hàng tiêu biểu

KH2
KH3
KH4
KH5
KH6
KH7
KH8