Notice: Undefined index: HTTP_ACCEPT_LANGUAGE in /home/nhitodrp/public_html/public/index.php on line 50
Thủ tục nhập khẩu bột mì & Chi phí, thời gian nhập khẩu
×

Thủ tục nhập khẩu bột mì & Chi phí, thời gian nhập khẩu

Thủ tục nhập khẩu bột mì để kinh doanh tại Việt Nam phải tuân thủ quy định của pháp luật. Vậy chính sách nhập khẩu bột mì như thế nào? Làm sao để tra được thuế nhập khẩu bột mì? Thời gian và chi phí cụ thể thế nào? Interone - Đơn vị logistics uy tín sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề trên.

I. Bột mì được làm từ đâu?

Bột mì là mặt hàng sử dụng rộng rãi ở khắp mọi nơi. Nó được làm từ lúa mì hoặc các loại ngũ cốc bằng cách xay, nghiền. Sản phẩm bột mì nhập khẩu về Việt Nam chủ yếu phục vụ làm nguyên liệu cho sản xuất bánh kẹo. 
Bột mì có nhiều loại khác nhau, nếu dựa vào mắt thường để phân loại theo màu sắc thì nó chia thành hai loại bột mì đen và bột mì trắng. Trong đó, bột mì đen được làm từ hạt·lúa mì đen, bột mì trắng được xay từ lúa mì trắng. 
 

thu-tuc-nhap-khau-bot-mi

Bột mì có nhiều loại khác nhau

Tuy nhiên, thường thì người ta sẽ phân loại bột mì nhập khẩu dựa vào chỉ số hàm lượng protein (hay công dụng) của nó. Với cách này thì chúng chia thành các loại sau:

  • Bột mì thường (còn gọi là bột mì đa dụng).
  • Bột mì số 8.
  • Bột mì số 11.
  • High-gluten flour.
  • Self-rising flour.
  • Pastry flour.

II. Mã HS của bột mì?

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nói chung, với bất cứ mặt hàng nào, để có căn cứ xác định đúng về chính sách, thủ tục và thuế nhập khẩu, đầu tiên cần xác định mã số HS của mặt hàng.  Trong thủ tục nhập khẩu bột mì cũng không ngoại lệ.

thu-tuc-nhap-khau-bot-mi 
Theo biểu thuế xuất nhập khẩu mới nhất, sản phẩm bột mì có HS code thuộc Chương 11 gồm các sản phẩm xay xát, malt, tinh bột, inulin và gluten lúa mì. Trong Chương này, nó được phân vào nhóm 1101- Nhóm lớn gồm bột mì hoặc bột Meslin, tiếp tục chia thành hai phân nhóm nhỏ là:

  • Bột mì tăng cường vi chất dinh dưỡng (1101.0011);
  • Các loại khác (1101.0019).

Việc xác định chi tiết mã HS của bột mì phải căn cứ vào giá trị thành phần cấu tạo, hàm lượng dinh dưỡng, tính chất, thuộc tính,… thực tế của sản phẩm khi nhập khẩu. Các giá trị này sẽ dựa vào catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc kết quả giám định tại Cục Kiểm định chất lượng của hải quan để làm cơ sở xác định mã HS của bột mì.

III. Chính sách nhập khẩu bột mì

Chính sách nhập khẩu bột mì được quy định tại Nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 15/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm; Thông tư 15/2018/TT-BNNPTNT, ngày 29/10/2018 ban hành bảng mã HS đối với danh mục hàng hóa do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý.


1. Nhập khẩu bột mì cần giấy phép gì?

Theo các cơ sở pháp lý trên, bột mì không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, hoặc nhập khẩu có hạn ngạch. Vì vậy, công ty có thể làm thủ tục nhập khẩu bột mì bình thường theo quy định. Tuy nhiên, ngoài các thủ tục thông thường, muốn nhập khẩu bột mì vào Việt Nam, còn phải thực hiện tự công bố sản phẩm, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm và đăng ký kiểm dịch.
Bản tự công bố sản phẩm
Nghị định 15/2018/NĐ-CP có nêu, bột mì là thực phẩm nằm trong danh mục cần tự công bố sản phẩm trước khi tiến hành nhập khẩu và lưu hành trên thị trường. 
Tự công bố sản phẩm bột mì có thể hiểu là việc doanh nghiệp tự làm hồ sơ và áp dụng trình tự công bố sản phẩm theo quy định của Nhà nước. Trong đó, việc làm hồ sơ thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 5, Nghị định 15/2018/NĐ-CP; Quy trình thủ tục tự công bố theo Điều 3, Nghị định 155/2018/NĐ-CP.
Hồ sơ tự công bố sản phẩm bột mì trong thủ tục nhập khẩu bột mì nên hoàn thành trước khi hàng về tới Việt Nam. Hồ sơ bao gồm: 

  • Bản tự công bố sản phẩm (mẫu 01, Nghị định 15/2018/NĐ-CP);
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm thực phẩm được công nhận phù hợp với ISO 17025, vẫn còn giá trị sử dụng trong vòng 12 tháng khi làm hồ sơ;
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh;
  • Mẫu mã, hình ảnh sản phẩm, nhãn phụ dự kiến
     

thu-tuc-nhap-khau-bot-mi
Mẫu bản tự công bố sản phẩm 

Sau đó tiến hành tự công bố sản phẩm trên một trong số các phương tiện sau: Trên trang thông tin điện tử của mình, các phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở của doanh nghiệp và hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm.
Nếu doanh nghiệp chưa có tài khoản trên hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm, thì nộp 01 bản tự công bố sản phẩm qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan Nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định. Cơ quan này sẽ lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên doanh nghiệp, tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của mình.  

Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật và kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật
Theo Thông tư 34/2018/TT-BNNPTNT, bột mì với mã HS 1101 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý, phải thực hiện kiểm dịch kiểm tra an toàn thực phẩm khi hàng cập cảng. Thủ tục nhập khẩu bột mì này được thực hiện qua hệ thống thông tin một cửa Quốc gia (https://vnsw.gov.vn), nộp hồ sơ hồ sơ đăng ký tại cơ quan kiểm dịch thực vật hoặc qua đường bưu điện. 
Hồ sơ đăng ký kiểm dịch bao gồm:

  • Đơn đăng ký theo mẫu
  • Giấy phép kiểm dịch 1 bản gốc ( 1 bản sao)
  • Phyto: 1 bản gốc
  • Bill, Contract, INV + Packing
  • Công văn cam kết chứng thư kiểm dịch thực vật
  • List hàng
  • Cấp số đăng ký để lên tờ khai

Hồ sơ kiểm tra an toàn thực phẩm gồm có:

  • Invoice, Packing list
  • Bản tự công bố
  • Kết quả kiểm nghiệm ATTP
  • Một số giấy tờ khác (nếu có)

Thời gian nhận kết quả là trong vòng 24h kể từ khi làm nộp hồ sơ. Trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định tại Điều 7, 33/2014/TT-BNNPTNT và Điều 19 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP.
 

thu-tuc-nhap-khau-bot-mi
Doanh nghiệp phải được chứng nhận về kiểm dịch và an toàn thực phẩm 

Sau khi khai báo kiểm dịch thực vật cùng kiểm tra an toàn thực phẩm thành công và được cấp giấy chứng nhận, sản phẩm mới được phép nhập khẩu và lưu hành trên thị trường Việt Nam. 

2. Thủ tục hải quan nhập khẩu bột mì

Khi đã có đầy đủ các giấy phép kể trên, doanh nghiệp tiến hành bước tiếp theo trong thủ tục nhập khẩu bột mì là làm thủ tục hải quan nhập khẩu. 

thu-tuc-nhap-khau-bot-mi

Các doanh nghiệp cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ với đầy đủ các loại giấy tờ sau:

  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): Bản sao, riêng lô hàng có xuất xứ form C/O được áp dụng thuế ưu đãi đặc biệt phải nộp bản gốc;
  • Vận đơn (Bill of lading): Bản sao của doanh nghiệp;
  • Giấy giới thiệu: Bản chính;
  • Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin): Bản gốc hoặc bản điện tử trong trường hợp người nhập khẩu muốn được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt;
  • Một số trường hợp có thể yêu cầu có thêm Hợp đồng mua bán (Sales contract),
  • Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List): bản sao;
  • Với một số chi cục hải quan có thể yêu cầu thêm bản thỏa thuận phát triển quan hệ đối tác Hải quan và doanh nghiệp: Bản chính;
  • Bản tự công bố sản phẩm;
  • Tờ khai hải quan;
  • Giấy chứng nhận về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm;
  • Chứng nhận có nguồn gốc form E, AI,… (nếu có).


3. Nhãn mác bột mì

Trong thủ tục nhập khẩu bột mì luôn nêu rõ, sản phẩm bột mì khi nhập khẩu về Việt Nam phải có đầy đủ thông tin nhãn mác theo quy định hiện hành như: 

  • Tên hàng hóa;
  • Tên, địa chỉ của doanh nghiệp chịu trách nhiệm về hàng hóa;
  • Xuất xứ hàng hóa;
  • Các nội dung khác theo tính chất của loại hàng.

4. Thuế nhập khẩu bột mì

Thuế nhập khẩu sữa bột hay bất kỳ mặt hàng nào như bột mì, khi nhập khẩu vào Việt Nam đều phải đóng các loại thuế bắt buộc là thuế VAT, thuế nhập khẩu thông thường hoặc ưu đãi đặc biệt. Với sản phẩm bột mì nhập khẩu sẽ phải đóng thuế cụ thể như sau;

  • Thuế VAT: 8%.
  • Thuế suất ưu đãi hiện hành: 15%.

Nếu bột mì được nhập khẩu từ các nước có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam, minh chứng bằng giấy chứng nhận xuất xứ E, D, VJ, AJ, KV, AANZ,… thì doanh nghiệp được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo quy định của hiệp định đó.

IV. Hướng dẫn cách tra thuế nhập khẩu bột mì mới nhất

Để hỗ trợ thủ tục nhập khẩu bột mì được thuận lợi hơn, bạn có thể tham khảo cách tra thuế nhập khẩu bột mì mới nhất theo các bước dưới đây:
Bước 1: Truy cập vào trang https://www.customs.gov.vn/
Bước 2: Vào mục Tra cứu Biểu thuế-Mã HS
Bước 3: Hoàn thành các mục sau để tra thuế nhập khẩu bột mì

  • Tại ô tìm kiếm gõ mã HS của sản phẩm bột mì;
  • Chọn các mục: Nhập khẩu ưu đãi, nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, nhập khẩu thông thường;
  • Bấm “tìm kiếm”.
     

thu-tuc-nhap-khau-bot-mi

Kết quả sẽ trả về chi tiết các khoản thuế nhập khẩu của mặt hàng bột mì bạn đang cần tra cứu. Tuy nhiên, để chắc chắn hơn, bạn nên liên hệ với Interone để được tư vấn.

V. Chi phí vận chuyển, thời gian nhập khẩu bột mì

Thủ tục nhập khẩu bột mì nhanh hay chậm cũng chịu ảnh hưởng một phần từ việc doanh nghiệp lựa chọn dịch vụ vận chuyển hàng hóa và thời gian nhập khẩu bột mì. Về chi phí vận chuyển và thời gian nhập khẩu bột mì, doanh nghiệp có thể tham khảo những gợi ý sau đây:

1. Thời gian vận chuyển đường biển và đường hàng không

Để chính xác nhất, tổ chức, cá nhân có thể tham khảo thời gian vận chuyển chi tiết được thông báo niêm yết tại các cảng biển, sân bay chính của Việt Nam. Quý khách còn có thể lựa chọn dịch vụ vận chuyển hàng hóa của Interone để tiết kiệm thời gian và hàng hóa được vận chuyển nhanh hơn, thúc đẩy quá trình làm thủ tục nhập khẩu bột mì của bạn được nhanh chóng hơn.
Interone cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa với các tuyến bay, hàng hải từ hầu khắp các nước châu Á, châu Âu, châu Mỹ đáp sân bay, cảng biển tại Việt Nam, đáp ứng được đa dạng nhu cầu của quý khách. Liên hệ ngay Interone qua đường dây nóng 024.7305.0668 để nhận được câu trả lời chính xác nhất về thời gian vận chuyển cho lô hàng của bạn.

2. Giá vận chuyển hàng hóa đường biển, đường bộ và đường hàng không

Giá vận chuyển hàng hóa đường biển, đường bộ và đường hàng không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, có thể cố định hoặc biến động theo thời gian. Để nhận được giá cước vận chuyển chính xác nhất, hãy liên hệ Interone và cung cấp thông tin về lô hàng của bạn qua số điện thoại 024.7305.0668.


Sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng hóa nhập khẩu để tiết kiệm thời gian, chi phí

VI. Một vài lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng bột mì về Việt Nam

Khi tiến hành làm thủ tục nhập khẩu bột mì về Việt Nam, doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Làm xong hồ sơ tự công bố trước khi lô hàng cập bến. Hãy nhập mẫu hàng về trước và làm giám định, kiểm nghiệm sản phẩm để đủ giấy tờ cho hồ sơ đăng ký tự công bố sản phẩm trước khi hàng về.
  • Cân nhắc xin C/O ưu đãi để được hưởng lợi giảm thuế suất nhập khẩu.

VII. Đơn vị logistics nhập khẩu bột mì giá rẻ, chất lượng và uy tín

Interone là đơn vị logistics có nhiều năm kinh nghiệm trong dịch vụ liên quan đến thủ tục nhập khẩu bột mì.


thu-tuc-nhap-khau-bot-mi Interone là đơn vị logistics có kinh nghiệm trên 10 năm về lĩnh vực nhập khẩu hàng hóa

Với việc nhập khẩu bột mì, Interone cung cấp cho quý khách các dịch vụ như:

  • Tư vấn miễn phí về thủ tục liên quan: Mã hs, tra thuế nhập khẩu, chính sách, thủ tục hải quan, vận chuyển hàng hóa,...
  • Dịch vụ tư vấn giấy phép từ A đến Z: Bản công bố sản phẩm, chứng nhận kiểm dịch và an toàn thực phẩm,...
  • Thủ tục liên quan đến hải quan.
  • Tư vấn về chứng từ, hợp đồng nhập khẩu.
  • Dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ hàng trăm quốc gia từ các châu lục về Việt Nam và chiều ngược lại theo đường hàng không, đường bộ, đường biển chuyên nghiệp, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí.
  • Dịch vụ vận chuyển hàng hóa nội địa phủ khắp các tỉnh thành bằng đường bộ, đường thủy, đường sắt.

Hãy liên hệ interone để được tư vấn và nhận báo giá tốt nhất: 

  • Trụ sở: Tầng 5, 116 Phường Trung Liệt, Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội
  • Phone: 024.7305.0668 / Email: info@itolog.net

Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đã giúp những ai đang quan tâm đến thủ tục nhập khẩu bột mì thuận tiện hơn trong quá trình triển khai kế hoạch kinh doanh của mình. Mọi thông tin chi tiết về xin giấy phép, thủ tục hải quan và chính sách thuế, quý khách vui lòng liên hệ Interone để được giải đáp.

Tags

Khách hàng tiêu biểu

KH2
KH3
KH4
KH5
KH6
KH7
KH8